Lịch sử cà phê Việt Nam

Người Pháp đưa cà phê vào Việt Nam năm 1857. Vào đầu năm 1900, cà phê được trồng ở một số tỉnh phía Bắc như Tuyên Quang, Lạng Sơn và Ninh Bình. Cà phê Chè cũng được trồng ở khu vực miền Trung, ví dụ như các tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.
Mặc dù cà phê Chè xuất hiện đầu tiên ở Việt Nam nhưng cũng có rất nhiều vườn cà phê Mít (C.Excelsa) được trồng trong thời gian này. Phải rất lâu sau đó, người Pháp mới bắt đầu canh tác các vườn cà phê trên vùng đất thuộc Tây nguyên ngày nay.
Ban đầu, người ta trồng cà phê Chè trên vùng đất Tây Nguyên. Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, các cây cà phê Chè bị bệnh rỉ sắt quá nặng nên thoái hóa dần. Cuối cùng, người ta quyết định thay thế cà phê Chè bằng cà phê Vối (C.Robusta) và cà phê Mít.
 
Trong khoảng thập niên 90s của thế kỷ 20, sản lượng cà phê của Việt Nam đã tăng lên nhanh chóng, nguyên nhân chủ yếu là do:
- Thực hiện chủ trương giao đất cho nông dân.
- Giá cà phê tăng cao trong năm 1994 và giai đoạn 1996 – 1998.
- Cùng với chính sách định canh định cư, nhiều người dân đồng bằng đã di cư lên sinh sống và thâm canh cà phê ở vùng Tây Nguyên. Việc thâm canh cà phê trên quy mô rộng diễn ra điển hình nhất ở khu vực Tây Nguyên. Hầu hết các vườn cà phê mới trồng trong giai đoạn này là cà phê Vối (Robusta). Tỉnh Đắk Lắk trở thành tỉnh có diện tích cà phê lớn nhất Việt Nam và sản lượng cà phê của Đắk Lắk chiếm gần một nửa tổng sản lượng cà phê toàn quốc. Đó chính là lý do vì sao cà phê Đắk Lắk nổi tiếng bởi số lượng chứ không phải chất lượng. Và sau này bị tách ra thành Đắk Nông nên diện tích bị thu hẹp nhưng vẫn duy trì vị trí dẫn đầu về sản lượng Robusta
 

Đăng ký để nhận thông tin khuyến mại từ chúng tôi

026.33 52.66.88